Transcription

Bộ giáo dục và đào tạoGiáo trìnhTriết học mác - lênin(Dùng trong các trường đại học, cao đẳng)(Tái bản lần thứ ba có sửa chữa, bổ sung)

Đồng chủ biên:GS, TS. Nguyễn Ngọc Long - GS, TS. Nguyễn Hữu VuiTập thể tác giả:PGS. TS. Vũ TìnhPGS.TS. Trần Văn ThụyGS, TS. Nguyễn Hữu VuiGS, TS. Nguyễn Ngọc LongTS. Vương Tất ĐạtTS. Dương Văn ThịnhPGS, TS. Đoàn Quang ThọTS. Nguyễn Như HảiPGS, TS. Trương Giang LongPGS.TS. Đoàn Đức HiếuTS. Phạm Văn SinhTh.S. Vũ Thanh BìnhCN. Nguyễn Đăng Quang1

Phần IKhái lược về triết học và lịch sử triết họcChương IKhái lược về Triết họcI- Triết học là gì ?1. Triết học và đối tượng của triết họca) Khái niệm "Triết học"Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian(khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minhcổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ở Trung Quốc, thuật ngữ triết họccó gốc ngôn ngữ là chữ triết (); người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sựmiêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểubiết sâu sắc của con người.ở ấn Độ, thuật ngữ dar'sana (triết học) có nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng manghàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽphải.ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạpcổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Với ngườiHy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìmkiếm chân lý của con người.Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã làhoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tạivới tư cách là một hình thái ý thức xã hội.Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàmnhững nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là mộtchỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nóichung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thểhiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.2

Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất củacon người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song,với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trongnhững điều kiện nhất định sau đây:Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra đượccái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ.Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiêncứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận vàtriết học ra đời.Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thựctiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.b) Đối tượng của triết họcTrong quá trình phát triển, đối tượng của triết học thay đổi theo từng giai đoạnlịch sử.Ngay từ khi mới ra đời, triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, baohàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực không có đối tượng riêng. Đây là nguyênnhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm cho rằng, triết học là khoa học của mọi khoahọc, đặc biệt là ở triết học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại. Thời kỳ này, triết học đã đạtđược nhiều thành tựu rực rỡ mà ảnh hưởng của nó còn in đậm đối với sự phát triển củatư tưởng triết học ở Tây Âu.Thời kỳ trung cổ, ở Tây Âu khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đờisống xã hội thì triết học trở thành nô lệ của thần học. Nền triết học tự nhiên bị thay bằngnền triết học kinh viện. Triết học lúc này phát triển một cách chậm chạp trong môitrường chật hẹp của đêm trường trung cổ.Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV, XVI đã tạo một cơ sở tri thứcvững chắc cho sự phục hưng triết học. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt yêucầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành nhất là các khoa họcthực nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoa học độc lập. Sự phát triển xã hộiđược thúc đẩy bởi sự hình thành và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, bởinhững phát hiện lớn về địa lý và thiên văn cùng những thành tựu khác của cả khoa họctự nhiên và khoa học nhân văn đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển triết học.Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã pháttriển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo và đã đạt tớiđỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII ở Anh, Pháp, Hà Lan, vớinhững đại biểu tiêu biểu như Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ (Anh), Điđrô, Henvêtiuýt (Pháp),Xpinôda (Hà Lan). V.I.Lênin đặc biệt đánh giá cao công lao của các nhà duy vậtPháp thời kỳ này đối với sự phát triển chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học trước3

Mác. "Trong suốt cả lịch sử hiện đại của châu Âu và nhất là vào cuối thế kỷ XVIII, ởnước Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả những rác rưởi của thờitrung cổ, chống chế độ phong kiến trong các thiết chế và tư tưởng, chỉ có chủ nghĩa duyvật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi học thuyết của khoa học tựnhiên, thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả, v.v."1. Mặt khác, tư duy triết học cũngđược phát triển trong các học thuyết triết học duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen,đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức.Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng bước làmphá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò "khoa học của các khoa học". Triếthọc Hêghen là học thuyết triết học cuối cùng mang tham vọng đó. Hêghen tự coi triếthọc của mình là một hệ thống phổ biến của sự nhận thức, trong đó những ngành khoa họcriêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học.Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷXIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Đoạn tuyệt triệt để với quan niệm "khoahọc của các khoa học", triết học mácxít xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếptục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để vànghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.Triết học nghiên cứu thế giới bằng phương pháp của riêng mình khác với mọikhoa học cụ thể. Nó xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa ra một hệthống các quan niệm về chỉnh thể đó. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tổngkết toàn bộ lịch sử của khoa học và lịch sử của bản thân tư tưởng triết học. Triết học làsự diễn tả thế giới quan bằng lý luận. Chính vì tính đặc thù như vậy của đối tượng triếthọc mà vấn đề tư cách khoa học của triết học và đối tượng của nó đã gây ra những cuộctranh luận kéo dài cho đến hiện nay. Nhiều học thuyết triết học hiện đại ở phương Tâymuốn từ bỏ quan niệm truyền thống về triết học, xác định đối tượng nghiên cứu riêngcho mình như mô tả những hiện tượng tinh thần, phân tích ngữ nghĩa, chú giải vănbản.Mặc dù vậy, cái chung trong các học thuyết triết học là nghiên cứu những vấn đềchung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con người nóichung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh.2. Vấn đề cơ bản của triết họcTriết học cũng như những khoa học khác phải giải quyết rất nhiều vấn đề có liênquan với nhau, trong đó vấn đề cực kỳ quan trọng là nền tảng và là điểm xuất phát đểgiải quyết những vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. TheoĂngghen: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, làvấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại"1.1. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.23, tr. 50.1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr. 403.4

Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học không chỉ xác định được nền tảng và điểmxuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học mà nó còn là tiêu chuẩn để xác địnhlập trường, thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ.Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt phải trả lời cho một câu hỏi lớn.Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nàoquyết định cái nào?Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?Trả lời cho hai câu hỏi trên liên quan mật thiết đến việc hình thành các trường pháitriết học và các học thuyết về nhận thức của triết học.II- Chức năng thế giới quan của triết học1. Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quanThế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thâncon người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sởtrực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đãtrở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người.Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về thế giới quan. Nếu xét theo quá trình pháttriển thì có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: Thế giới quan huyền thoại,thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyênthủy. ở thời kỳ này, các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực vàtưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người, v.v. của con người hoà quyện vàonhau thể hiện quan niệm về thế giới.Trong thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu; tín ngưỡngcao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thực, cái thần vượt trội cái người.Khác với huyền thoại và giáo lý của tôn giáo, triết học diễn tả quan niệm của conngười dưới dạng hệ thống các phạm trù, quy luật đóng vai trò như những bậc thang trongquá trình nhận thức thế giới. Với ý nghĩa như vậy, triết học được coi như trình độ tựgiác trong quá trình hình thành và phát triển của thế giới quan. Nếu thế giới quan đượchình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người; trong đó tri thức củacác khoa học cụ thể là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niệm nhất định vềtừng mặt, từng bộ phận của thế giới, thì triết học, với phương thức tư duy đặc thù đã tạonên hệ thống lý luận bao gồm những quan niệm chung nhất về thế giới với tư cách làmột chỉnh thể. Như vậy, triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan; triết học giữ vaitrò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗicộng đồng trong lịch sử.5

Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đềthuộc về thế giới quan. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sốngcủa con người và xã hội loài người. Tồn tại trong thế giới, dù muốn hay không conngười cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Những tri thức này dầndần hình thành nên thế giới quan. Khi đã hình thành, thế giới quan lại trở thành nhân tốđịnh hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới. Có thể ví thế giới quannhư một "thấu kính", qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xemxét chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọncách thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa đó. Như vậy thế giới quan đúng đắn làtiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là tiêuchí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hộinhất định.Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giớiquan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn vàtri thức do các khoa học đưa lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết học.Các trường phái chính của triết học là sự diễn tả thế giới quan khác nhau, đối lậpnhau bằng lý luận; đó là các thế giới quan triết học, phân biệt với thế giới quan thôngthường.2. Chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm và thuyết không thể biếta) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâmViệc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết họcthành hai trường phái lớn. Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước vàquyết định ý thức của con người được coi là các nhà duy vật; học thuyết của họ hợp thànhcác môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật. Ngược lại, những người cho rằng, ý thức,tinh thần có trước giới tự nhiên được gọi là các nhà duy tâm; họ hợp thành các môn pháikhác nhau của chủ nghĩa duy tâm.- Chủ nghĩa duy vật:Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủnghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vậtthời cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chấtđã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của nó mangnặng tính trực quan nên ngây thơ, chất phác. Tuy còn rất nhiều hạn chế, nhưng chủnghĩa duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy giới tự nhiên để giảithích giới tự nhiên, không viện đến Thần linh hay Thượng đế. Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật,thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao vào thế kỷ thứXVII, XVIII. Đây là thời kỳ mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong6

khi tiếp tục phát triển quan điểm chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giaiđoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luônở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩaduy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâmvà tôn giáo, điển hình là thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường trung cổ sang thời phụchưng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật,do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó đượcV.I.Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sửdụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngaytừ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại,chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Chủnghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồntại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạohiện thực ấy.- Chủ nghĩa duy tâm:Chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩaduy tâm khách quan. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người.Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quankhẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủthể. Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưngtheo họ đấy là là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người.Thực thể tinh thần khách quan này thường mang những tên gọi khác nhau như ý niệm,tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới, v.v.Chủ nghĩa duy tâm triết học cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và sảnsinh ra giới tự nhiên; như vậy là đã bằng cách này hay cách khác thừa nhận sự sáng tạora thế giới. Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý luận,luận chứng cho các quan điểm của mình. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa chủ nghĩaduy tâm triết học với chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Trong thế giới quan tôn giáo, lòngtin là cơ sở chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo. Còn chủ nghĩa duy tâm triết học lại là sảnphẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và lý trí.Về phương diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cáchxem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quátrình nhận thức mang tính biện chứng của con người.Cùng với nguồn gốc nhận thức luận, chủ nghĩa duy tâm ra đời còn do nguồn gốc7

xã hội. Sự tách rời lao động trí óc với lao động chân tay và địa vị thống trị của lao độngtrí óc đối với lao động chân tay trong các xã hội cũ đã tạo ra quan niệm về vai trò quyếtđịnh của nhân tố tinh thần. Các giai cấp thống trị và những lực lượng xã hội phản độngủng hộ, sử dụng chủ nghĩa duy tâm làm nền tảng lý luận cho những quan điểm chính trị- xã hội của mình.Một học thuyết triết học thừa nhận chỉ một trong hai thực thể (vật chất hoặc tinhthần) là nguồn gốc của thế giới được gọi là nhất nguyên luận (nhất nguyên luận duy vậthoặc nhất nguyên luận duy tâm).Trong lịch sử triết học cũng có những nhà triết học xem vật chất và tinh thần làhai nguyên thể tồn tại độc lập, tạo thành hai nguồn gốc của thế giới; học thuyết triết họccủa họ là nhị nguyên luận. Lại có nhà triết học cho rằng vạn vật trong thế giới là do vôsố nguyên thể độc lập tạo nên; đó là đa nguyên luận trong triết học (phân biệt vớithuyết đa nguyên chính trị). Song đó chỉ là biểu hiện tính không triệt để về lập trườngthế giới quan; rốt cuộc chúng thường sa vào chủ nghĩa duy tâm.Như vậy, trong lịch sử tuy những quan điểm triết học biểu hiện đa dạng nhưng suycho cùng, triết học chia thành hai trường phái chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duytâm. Lịch sử triết học cũng là lịch sử đấu tranh của hai trường phái này.b) Thuyết không thể biếtĐây là kết quả của cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học. Đốivới câu hỏi "Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?", tuyệt đại đa số cácnhà triết học (cả duy vật và duy tâm) trả lời một cách khẳng định: thừa nhận khả năng nhậnthức thế giới của con người. Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của conngười được gọi là thuyết không thể biết. Theo thuyết này, con người không thể hiểu đượcđối tượng hoặc có hiểu chăng chỉ là hiểu hình thức bề ngoài vì tính xác thực các hình ảnhvề đối tượng mà các giác quan của con người cung cấp trong quá trình nhận thức khôngbảo đảm tính chân thực.Tính tương đối của nhận thức dẫn đến việc ra đời của trào lưu hoài nghi luận từtriết học Hy Lạp cổ đại. Những người theo trào lưu này nâng sự hoài nghi lên thànhnguyên tắc trong việc xem xét tri thức đã đạt được và cho rằng con người không thể đạtđến chân lý khách quan. Tuy còn những mặt hạn chế nhưng Hoài nghi luận thời phụchưng đã giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống hệ tư tưởng và quyền uy củaGiáo hội thời trung cổ, vì hoài nghi luận thừa nhận sự hoài nghi đối với cả Kinh thánhvà các tín điều tôn giáo. Từ hoài nghi luận (scepticisme) một số nhà triết học đã đi đếnthuyết không thể biết (agnosticisme) mà tiêu biểu là Cantơ ở thế kỷ XVIII.III- Siêu hình và biện chứngCác khái niệm "biện chứng" và "siêu hình" trong lịch sử triết học được dùng theomột số nghĩa khác nhau. Còn trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học mácxít, chúngđược dùng, trước hết để chỉ hai phương pháp chung nhất đối lập nhau của triết học.8

Phương pháp biện chứng phản ánh "biện chứng khách quan" trong sự vận động, pháttriển của thế giới. Lý luận triết học của phương pháp đó được gọi là "phép biện chứng".1. Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứnga) Phương pháp siêu hìnhPhương pháp siêu hình là phương pháp: Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thểkhác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối. Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sựbiến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.Phương pháp siêu hình làm cho con người "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệtmà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tạicủa những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vậtấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động củanhững sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng"1.Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trướchết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ởtrạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phươngpháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạcvà ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.b) Phương pháp biện chứngPhương pháp biện chứng là phương pháp: Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràngbuộc nhau. Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướngchung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mànguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫnnội tại của chúng.Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừanhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái "hoặc là. hoặc là." còn có cảcái "vừa là. vừa là." nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa khôngphải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bóvới nhau2.Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy,phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức12Sđd, t.20, tr. 37.Xem Sđd, tr. 696.9

và cải tạo thế giới.2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứngCùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã qua bagiai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của nó: phépbiện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật. Hình thức thứ nhất là phép biện chứng tự phát thời cổ đại. Các nhà biện chứng cảphương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinhthành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận. Tuy nhiên, những gì các nhàbiện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu vàthực nghiệm khoa học. Hình thức thứ hai là phép biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức này đượcthể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là Cantơ và người hoàn thiện làHêghen. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, cácnhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhấtcủa phương pháp biện chứng. Song theo họ biện chứng ở đây bắt đầu từ tinh thần và kếtthúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhàtriết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm. Hình thức thứ ba là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật được thểhiện trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin pháttriển. C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lýtrong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cáchlà học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.3. Chức năng phương pháp luận của triết họcPhương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống các quan điểm chỉ đạoviệc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.Xét phạm vi tác dụng của nó, phương pháp luận có thể chia thành ba cấp độ:Phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất.- Phương pháp luận ngành (còn gọi là phương pháp luận bộ môn) là phương phápluận của một ngành khoa học cụ thể nào đó.- Phương pháp luận chung là phương pháp luận được sử dụng cho một số ngànhkhoa học.- Phương pháp luận chung nhất là phương pháp luận được dùng làm điểm xuất phátcho việc xác định các phương pháp luận chung, các phương pháp luận ngành và cácphương pháp hoạt động khác của con người.Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai tròcủa con người trong thế giới đó; với việc nghiên cứu những quy luật chung nhất của tựnhiên, xã hội và tư duy, triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất.10

Trong triết học Mác - Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ vớinhau. Phép biện chứng duy vật là lý luận khoa học phản ánh khái quát sự vận động vàphát triển của hiện thực; do đó, nó không chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là sựdiễn tả quan niệm về thế giới, là lý luận về thế giới quan. Hệ thống các quan điểm củachủ nghĩa duy vật mácxít, do tính đúng đắn và triệt để của nó đem lại đã trở thành nhân tốđịnh hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, trở thành những nguyên tắcxuất phát của phương pháp luận.Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng, đề phòng vàchống chủ nghĩa chủ quan, tránh phương pháp tư duy siêu hình vừa là kết quả, vừa làmục đích trực tiếp của việc học tập, nghiên cứu lý luận triết học nói chung, triết họcMác - Lênin nói riêng.Câu hỏi ôn tập1. Đặc trưng của tri thức triết học. Sự biến đổi đối tượng của triết học qua các giaiđoạn lịch sử?2. Vấn đề cơ bản của triết học. Cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩaduy tâm trong triết học?3. Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình?4. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội?11

Chương IIKhái lược về lịch sử triết họctrước mácA. triết học phương đôngI- triết học ấn Độ cổ, trung đại1. Hoàn cảnh ra đời triết học và đặc điểm của triết học ấn Độ cổ,trung đạiĐiều kiện tự nhiên: ấn Độ cổ đại là một lục địa lớn ở phía Nam châu á, có nhữngyếu tố địa lý rất trái ngược nhau: Vừa có núi cao, lại vừa có biển rộng; vừa có sông ấnchảy về phía Tây, lại vừa có sông Hằng chảy về phía Đông; vừa có đồng bằng phì nhiêu,lại có sa mạc khô cằn; vừa có tuyết rơi giá lạnh, lại có nắng cháy, nóng bức.Điều kiện kinh tế - xã hội: Xã hội ấn Độ cổ đại ra đời sớm. Theo tài liệu khảo cổhọc, vào khoảng thế kỷ XXV trước Công nguyên (tr. CN) đã xuất hiện nền văn minhsông ấn, sau đó bị tiêu vong, nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Từ thế kỷ XV tr. CN các bộlạc du mục Arya từ Trung á xâm nhập vào ấn Độ. Họ định cư rồi đồng hóa với ngườibản địa Dravida tạo thành cơ sở cho sự xuất hiện quốc gia, nhà nước lần thứ hai trên đấtấn Độ. Từ thế kỷ thứ VII trước Công nguyên đến thế kỷ XVI sau Công nguyên, đấtnước ấn Độ phải trải qua hàng loạt biến cố lớn, đó là những cuộc chiến tranh thôn tínhlẫn nhau giữa các vương triều trong nước và sự xâm lăng của các quốc gia bên ngoài.Đặc điểm nổi bật của điều kiện kinh tế - xã hội của xã hội ấn Độ cổ, trung đại làsự tồn tại rất sớm và kéo dài kết cấu kinh tế - xã hội theo mô hình "công xã nông thôn",trong đó, theo Mác, chế độ quốc hữu về ruộng đất là cơ sở quan trọng nhất để tìm hiểutoàn bộ lịch sử ấn Độ cổ đại. Trên cơ sở đó đã phân hóa và tồn tại bốn đẳng cấp lớn:tăng lữ (Brahman), quý tộc (Ksatriya), bình dân tự do (Vaisya) và tiện nô(Ksudra). Ngoài ra còn có sự phân biệt chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo.Điều kiện về văn hóa: Văn hóa ấn Độ được hình thành và phát triển trên cơ sở điềukiện tự nhiên và hiện thực xã hội. Người ấn Độ cổ đại đã tích lũy được nhiều kiến thứcvề thiên văn, sáng tạo ra lịch pháp, giải thích được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. ởđây, toán học xuất hiện sớm: phát minh ra số thập phân, tính được trị số π, biết về đạisố, lượng giác, phép khai căn, giải phương trình bậc 2, 3. Về y học đã xuất hiện nhữngdanh y nổi tiếng, chữa bệnh bằng thuật châm cứu, bằng thuốc thảo mộc.Nét nổi bật của văn hóa ấn Độ cổ, trung đại là mang dấu ấn sâu đậm về tínngưỡng, tôn giáo. Văn hóa ấn Độ cổ, trung đại được chia làm ba giai đoạn:12

a) Khoảng từ thế kỷ XXV - XV tr. CN gọi là nền văn minh sông ấn.b) Từ thế kỷ XV - VII tr. CN gọi là nền văn minh Vêda.c) Từ thế kỷ VI - I tr. CN là thời kỳ hình thành các trường phái triết học tôngiáo lớn gồm hai hệ thống đối lập nhau là chính thống và không chính thống.Hệ thống chính thống bao gồm các trường phái thừa nhận uy thế tối cao của KinhVêda. Hệ thống này gồm sáu trường phái triết học điển hình là Sàmkhya, Mimànsà,Védanta, Yoga, Nyàya, Vai'sesika. Hệ thống triết học không chính thống phủ nhận, bácbỏ uy thế của kinh Vêda và đạo Bàlamôn. Hệ thống này gồm ba trường phái là Jaina,Lokàyata và Buddha (Phật giáo).Triết học ấn Độ cổ đại có những đặc điểm sau:Trước hết, triết học ấn Độ là một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn của những tưtưởng tôn giáo. Giữa triết học và tôn giáo rất khó phân biệt. Tư tưởng triết học ẩn giấusau các lễ nghi huyền bí, chân lý thể hiện qua bộ kinh Vêda, Upanisad. Tuy nhiên, tôn giáocủa ấn Độ cổ đại có xu hướng "hướng nội" chứ không phải "hướng ngoại" như tôn giáophương Tây. Vì vậy, xu hướng trội của các hệ thống triết học - tôn giáo ấn Độ đềutập trung lý giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôngiáo nhằm đạt tới sự "giải thoát" tức là đạt tới sự đồng nhất tinh thần cá nhân với tinh thầnvũ trụ (Atman và Brahman).Thứ hai, các nhà triết học thường kế tục mà không gạt bỏ hệ thống triết học cótrước.Thứ ba, khi bàn đến vấn đề bản thể luận, một số học phái xoay quanh vấn đề "tínhkhông", đem đối lập "không" và "có", quy cái "có" về cái "không" thể hiện một trình độ tưduy trừu tượng cao.Nhận định về triết học ấn Độ cổ, trung đạiTriết học ấn Độ cổ, trung đại đã đặt ra và bước đầu giải quyết nhiều vấn đề củatriết học. Trong khi giải quyết những vấn đề thuộc bản thể luận, nhận thức luận và nhânsinh quan, triết học ấn Độ đã thể hiện tính biện chứng và tầm khái quát khá sâu sắc; đãđưa lại nhiều đóng góp quý báu vào kho tàng di sản triết học của nhân loại.Một xu hướng khá đậm nét trong triết học ấn Độ cổ, trung đại là quan tâm giảiquyết những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tôn giáo với xu hướng "hướng nội", đi tìmcái Đại ngã trong cái Tiểu ngã của một thực thể cá nhân. Có thể nói: sự phản tỉnh nhân sinhlà một nét trội và có ưu thế của nhiều học thuyết triết học ấn Độ cổ, trung đại (trừ trườngphái Lokàyata), và hầu hết các học thuyết triết học này đều biến đổi theo xu hướng từ vôthần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm hay nhị nguyên. Phải chăng, điều đóphản ánh trạng thái trì trệ của "phương thức sản xuất châu á" ở ấn Độ vào tư duy triếthọc; đến lượt mình, triết học lại trở thành một trong những nguyên nhân của trạng tháitrì trệ đó!13

2. Tư tưởng triết học của Phật giáo (Buddha)Đạo Phật ra đời vào thế kỷ VI tr. CN. Người sáng lập là Siddharta (Tất Đạt Đa).Sau này ông được người đời tôn vinh l

Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song,